Cách ngồi thiền chữa bệnh vốn rất nhiều và không khó áp dụng, bạn có thể thiền hành, thiền tọa, ngồi thiền hấp thu năng lượng… Tuy nhiên, quy tắc chung nếu muốn thiền đem lại hiệu quả chữa bệnh trước hết phải là rèn cho tâm trí thanh tĩnh.
Cách ngồi thiền chữa bệnh vốn rất nhiều và không khó áp dụng, bạn có thể thiền hành, thiền tọa, ngồi thiền hấp thu năng lượng… Tuy nhiên, quy tắc chung nếu muốn thiền đem lại hiệu quả chữa bệnh trước hết phải là rèn cho tâm trí thanh tĩnh.
Đang xem: Cách ngồi thiền hiệu quả nhất
Ngày càng nhiều người thấy được lợi ích của việc thiền tập và cố gắng thực hành với mong muốn khám phá ra cách ngồi thiền chữa bệnh phù hợp với mình. Dù vậy, số người thành công không nhiều, bởi dù ngồi thiền nhưng tâm bạn không thoát ra được những lo toan của cuộc sống. Trong khi đó, ít ai biết rằng bí quyết để chữa tâm bệnh cùng thiền lại chỉ đơn giản là hãy biết cách “quẳng gánh lo đi và vui sống”.
Định nghĩa về cách ngồi thiền chữa bệnh
Chỉ cần ngồi một chỗ và hít thở thôi là đã có thể lấy lại được sự bình tĩnh, thanh thản trong tâm trí, từ đó ngăn ngừa sớm một số bệnh tật như nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, viêm khớp, viêm đại tràng… Thoạt nghe, có thể bạn sẽ cảm thấy rất hoang đường và khó tin. Nhưng trên thực tế, thiền còn đem đến nhiều lợi ích lớn khác cho sức khỏe nếu bạn biết ngồi thiền đúng cách.
Hiện có nhiều cách ngồi thiền nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu thì nên ngồi thiền kiểu Miến Điện (hai chân co lại, xếp chéo nhau) hay ngồi bán kiết già (đặt chân trái lên đùi phải hoặc ngược lại). Bạn có thể ngồi trên ghế, trên đệm, sàn nhà hoặc bất kỳ nơi nào mà bản thân thấy thoải mái và thư giãn nhất để có thể tập trung ngồi thiền.
Phương pháp ngồi thiền chữa bệnh “đúng chuẩn”
Cách ngồi thiền chữa bệnh là kiểu ngồi như thế nào, có gì đặc biệt? Chúng tôi xin chia sẻ với bạn một số vấn đề cần lưu ý dưới đây:
Nếu bạn là người mới bắt đầu làm quen và tập ngồi thiền thì không nên tập một mình tại nhà. Tốt nhất, bạn nên thực hành ở những tu viện, chùa có tổ chức các buổi hoặc khóa thiền ngắn hạn. Những sư thầy và người có kinh nghiệm sẽ hướng dẫn bạn thiền đúng cách, bí quyết để tập trung, không suy nghĩ lung tung, lan man khi ngồi thiền. Khi ngồi thiền, bạn nên chọn cho mình một không gian thoáng đãng, mát mẻ, ít tiếng ồn, không ô nhiễm để không làm ảnh hưởng đến sự tập trung và chú ý của bạn. Mỗi lần ngồi thiền nên thực hiện từ 60 – 90 phút. Lúc này, đầu óc nên thư giãn, thả lỏng, đừng nên nghĩ đến bất cứ điều gì, nhất là những điều dễ khiến bản thân căng thẳng, lo lắng, bất an. Sau khi thiền nên ăn uống thanh đạm, hạn chế ăn nhiều thịt, thường xuyên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để thanh lọc cơ thể giúp tâm trí thoải mái, cơ thể cũng khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: Hướng Dẫn Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp, 10 Mẹo Chụp Ảnh Chuyên Nghiệp
Sự thật là cách ngồi thiền chữa bệnh cũng không có gì quá khác biệt, chỉ cần bạn ngồi thiền thành công, thiền chắc chắn sẽ tác động tốt đến sức khỏe của bạn. Vậy thế nào là ngồi thiền thành công?
Rất khó để bạn đạt được ngay lần đầu. Có đến 80% những người ngồi thiền tuy ngồi yên nhưng não luôn trong trạng thái hoạt động. Bạn phải luôn chiến đấu để gạt bỏ hết mọi ý niệm tranh đấu hiện lên trong đầu. Chỉ khi nào “cuộc chiến” dừng lại, bạn rơi vào trạng thái tĩnh tại, yên bình (lưu ý, không phải ngủ quên) thì xin chúc mừng, bạn đã bước đầu chạm tay vào cánh cửa vô ưu, an lạc.
Điều cần chú ý khi ngồi thiền chữa bệnh
Thiền là bộ môn rất dễ luyện tập và dành cho nhiều đối tượng nếu bản thân người luyện tập thật sự tìm hiểu kỹ về thiền và muốn thực hành thiền để giải phóng tâm bệnh, lấy lại và giữ sự lạc quan, bình tĩnh, thanh thản. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp việc ngồi thiền mang lại những giá trị lớn cho bản thân bạn:
Nên ngồi thiền vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là khoảng thời gian cơ thể đang được thả lỏng, thư giãn nhất, thích hợp để ngồi thiền. Không nên ngồi thiền ngay sau khi ăn hoặc sau khi tập thể dục. Thông thường, sau thời gian này, cơ thể cần được nghỉ ngơi hợp lý để tiêu hóa thức ăn hoặc lấy lại sức khỏe. Do đó, nếu ngay lúc đó tập ngồi thiền sẽ khiến bạn thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, làm bạn mất tập trung nên tâm trí rất khó lấy lại được sự thư giãn, bình tĩnh. Trang phục ngồi thiền nên thoải mái, thoáng mát. Tránh mặc những quần áo quá chật, quần bó vì thời gian ngồi thiền lâu, phải ngồi khép chân, không được dịch chuyển cựa quậy nên những bộ đồ chật, ôm sát người sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, bạn rất khó ngồi thiền lâu. Sau khi ngồi thiền, không nên đứng dậy ngay mà nên duỗi chân, hai tay, thả lỏng cơ thể để hết tê mỏi và khí huyết lưu thông, tránh bị chóng mặt, tê rần tay chân sau khi thiền.
Nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng thiền không chỉ giúp thư thái tâm hồn mà còn là cách giúp cải thiện các chức năng sinh lý, phát triển trí não, tăng sự tập, phòng chống lão hóa và chứng mất mất trí nhớ rất hiệu quả. Do đó, dành hãy một chút thời gian trong ngày để học cách ngồi thiền đúng vì thói quen này sẽ giúp bạn duy trì một tinh thần luôn tươi mới, sảng khoái và một cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt.
Không có con đường tắt nào để đi đến thành công ngoài việc bạn phải tự mày mò, trải nghiệm. Với cách ngồi thiền chữa bệnh cũng vậy. Bạn không chỉ phải có niềm tin, quyết tâm theo đuổi đến tận cùng mà còn phải tập hít thở đúng, tập trung tâm trí cao độ. Có như thế, thiền mới trở thành một phần trong đời sống của bạn, khiến bạn bình ổn tâm trí, hóa nguy thành an, giúp bạn sống một cuộc đời cân bằng, khỏe mạnh và tràn đầy tinh thần lạc quan.
Mời bạn tìm hiểu thêm về Thiền Và Tác Dụng Của Thiền qua những bài viết dưới đây
Chúc bạn Sống Như Ý cùng phongkhammayo.vn!