TTO – Tượng và tượng đài tưởng niệm Bác Hồ có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

*

Dựa trên nghị quyết của UNESCO cũng như thực tế ấn tượng sâu đậm, Bộ Ngoại giao đã xây dựng đề án “Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, Nhà văn hóa kiệt xuất, ở nước ngoài” và đã được Ban Bí thư thông qua. Từ đó, nhiều tượng đài, các khu tưởng niệm, bảo tàng, công viên, đường phố… mang tên Hồ Chí Minh đã ra đời ở nhiều quốc gia.

Đang xem: Khánh thành tượng đài bác hồ với nông dân việt nam

Ông Vũ Bình, phó vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại – UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, là một trong những người theo dõi và thực hiện đề án, cho biết trước khi có đề án, các tác phẩm sách báo, tranh ảnh của thế giới về Bác đã có từ lâu rồi.
Cuối năm 1923, nhà thơ Xô viết Osip Mandelstam nhận xét: “Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”. Văn hóa của tương lai ở Nguyễn Ái Quốc là văn hóa vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Ông Bình cho biết khi còn sống, Bác Hồ không muốn sùng bái cá nhân, không muốn mọi người viết sách và dựng tượng về mình. Nhưng ông Bình cho rằng tư tưởng của Bác vẫn tiếp tục soi sáng chúng ta nên việc tôn vinh Bác là điều hậu thế cần phải làm.
Ông Bình nhớ lại trong giai đoạn 1960-1970, mối quan hệ Việt Nam – Thái Lan còn nhiều khúc mắc, kiều bào ta ở Thái Lan gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cộng đồng nhưng bà con vẫn một lòng hướng về đất nước, hướng về Bác.
Các đền thờ Bác đã được lập bí mật và vào sinh nhật Bác, từng tốp người lặng lẽ âm thầm đến thắp hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính đến Người.
Khi Thái Lan bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào năm 1976, chính quyền Thái Lan đã chủ động giúp công khai hóa những đền thờ Bác. Không chỉ có thế, Thái Lan còn sẵn lòng cùng với ta xây dựng và tôn tạo những khu di tích Bác Hồ. Những hoạt động như thế đã gia tăng lòng tin cho mối quan hệ giữa hai nước một cách tự nhiên.
Từ đó, vượt lên hẳn tính chính trị của một mối quan hệ quốc tế, sự tin cậy cao giữa hai quốc gia đem đến tình cảm gắn bó quý trọng như những người bạn cùng chung một niềm kính ngưỡng, mà cụ thể ở đây chính là niềm tôn vinh Bác. Gần đây nhất chúng ta tiếp tục cùng Chính phủ Thái Lan tôn tạo một khu di tích mới về Bác ở tỉnh Nong Khai.
Nhưng câu chuyện đáng nhớ nhất về tình cảm của người nước ngoài đối với Bác trong ký ức của ông Bình chính là ở Hi Lạp, nơi mà người dân địa phương tin rằng Bác Hồ đã từng đến đất nước này năm 1916.
Ông Bình bồi hồi nhớ lại trong nhiệm kỳ làm đại sứ ở Hi Lạp giai đoạn 2006-2010, có lần ông đến thăm một ông cụ người Hi Lạp đã 102 tuổi. Ông cụ kể đã từng gặp một nhà báo ở Hi Lạp. Nhà báo này kể với ông rằng đã từng gặp và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến miền Bắc Việt Nam năm 1966.
Trong lúc phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi nhà báo người Hi Lạp: “Ông đến từ vùng nào ở Hi Lạp?”. Nhà báo đáp: “Tôi đến từ thành phố Edessa”. Bác Hồ hỏi tiếp: “Đó có phải là thành phố của quả anh đào và thác nước không?”. Nhà báo Hi Lạp trả lời: “Thưa đúng!”. Sau đó Bác Hồ kể đã từng đến thành phố Edessa năm 1916. Và bài báo này sau đó đã được lan truyền đến nhiều người dân Hi Lạp.
Cũng tại vùng đất mà người dân Hi Lạp tin là Bác Hồ từng đặt chân đến năm 1916, có một cây dùng làm thuốc có tác dụng trẻ hóa và bổ não. Cây này bị cháy rụi nhưng sau đó được tái sinh, giờ đã tròn 100 tuổi. Nhiều người dân địa phương đặt tên nó là cây Hồ Chí Minh.

Xem thêm:

*

Tượng đài ở 20 quốc gia

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, cho đến nay tượng và tượng đài tưởng niệm Bác đã có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi.

Chỉ riêng trong sáu năm thực hiện đề án, từ 2009-2015, đã dựng thêm được 10 tượng và tượng đài Bác Hồ ở các nước Chile, Cộng hòa Dominicana, Mexico, Argentina, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Lào và Thái Lan.

Ngoài ra, chúng ta tu bổ tượng Bác, nâng cấp khu tượng đài và khánh thành công trình tu bổ ở Madagascar, Mexico và Hungary.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đang trong quá trình xây dựng khuôn viên và tiến hành đặt tượng tại Ulianovsk, Liên bang Nga. Đại sứ quán của Việt Nam tại Áo và Ấn Độ đang vận động dựng tượng Bác tại địa bàn và được sự ủng hộ của phía bạn.

Riêng tại Đức, Đại sứ quán Việt Nam ủng hộ đề xuất của nhóm kiều bào sở hữu Công ty Thăng Long là thuê hoặc mua lại khu đất vốn là trường của lưu học sinh Việt Nam và được Bác Hồ đến thăm vào năm 1957 để xây dựng thành nơi tưởng niệm Bác.

Ông Bình kể khi đề án được xây dựng, những người thực hiện chỉ hình dung triển khai đề án ở những nơi có dấu chân Bác, những nơi Bác đặt chân đến, những nơi Bác từng sống và từng hoạt động cách mạng, hoặc từng đi thăm với cương vị Chủ tịch nước sau này.

Tuy nhiên, trên thực tế, có những nơi Bác chưa từng đặt chân đến nhưng tư tưởng và ảnh hưởng của Bác đã đến. Do đó, việc thực hiện đề án ở những nơi này thì giá trị tinh thần càng nổi bật và đáng quý hơn nữa.

“Trong năm nay, chúng ta thực hiện một dự án mà Ban Bí thư đã thông qua là dựng tượng Bác ở thành phố Mimasaka, một khu vực lịch sử thuộc thành phố Osaka của Nhật.

Tuy rằng trong lịch sử Bác chưa bao giờ đến Nhật và cũng chưa bao giờ đặt chân đến thành phố đấy, nhưng người Nhật vẫn ủng hộ dự án này và xem đấy là một biểu tượng của mối quan hệ hữu nghị Nhật – Việt trong sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược” – ông Bình chia sẻ.

Còn ở quốc gia Mỹ Latin Panama, một trong những nơi chưa thể khẳng định Bác đã đến hay chưa, chính phủ nước này đã đề nghị Việt Nam cho phép đặt tượng Bác tại nơi họ đặt tượng của các danh nhân thế giới như Mahatma Gandhi của Ấn Độ, hoặc Khổng Tử của Trung Quốc.

Nhưng, theo ông Bình, để việc xây dựng tượng đài Bác Hồ đạt được hiệu quả cao thì cần xem xét, xử lý tình huống dựa trên văn hóa từng địa phương.

“Khi xây dựng tượng hoặc tượng đài Bác Hồ, chúng ta cần tính toán các yếu tố như thời tiết khí hậu, phong tục tập quán, và thậm chí ý thức của người dân địa phương.

Chẳng hạn như ở phương Tây, người dân có tác phong rất cởi mở, thoải mái, khi nhìn thấy một bức tượng đẹp thì họ thậm chí có thể khoác vai, hôn, xoa đầu, sờ để tỏ lòng yêu quý kính trọng, trong khi chúng ta lại thiên về bày tỏ sự kính trọng với thái độ nghiêm trang mực thước nhiều hơn.

Xem thêm: Diễn Viên Hongkong Trần Hạo Dân Song Ca Với Đan Trường, Trần Hạo Dân Và Đan Trường

Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta phải cân nhắc để tính toán kích thước, chiều cao thích hợp của bức tượng cho những hoạt động như thế, và cũng để hiểu rõ mà không có đánh giá nhầm giữa phong tục tập quán các nước” – ông Bình nói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *